CÔNG TÁC THI CÔNG ĐẬP PHÁ THÁO DỠ

Đối với thi công đập phá tháo dỡ thì tuỳ thuộc vào chiều cao, kết câu, tính chất đặc biệt của công trình cần phá dỡ mà sẽ có những biện pháp thi công khác nhau.

1. Đối với thi công tháo dỡ nhà cấp 4

 

+ Công nhân tiến hành tháo từng bộ phận của nhà từ trên mái xuống dưới, với kết cấu lớn như xà gồ, vì kèo… được treo buộc cẩn thận và hạ từ từ xuống mặt đất. Do nhà đã lâu nên các kết cấu đã mục nát vì vậy cần phải chú ý đến công tác an toàn cho công nhân, không đi lại trên các kết cấu nếu không biết chắc chúng có chắc chắn không. Toàn bộ thao tác phá dỡ công trình của công nhân ở trên cao phải được thực hiện trên hệ thống giáo thép và có dây an toàn lao động.

+ Đối với các bức tường thấp và nhỏ nên được tiến hành đập phá bằng thủ công bằng dụng cụ cầm tay như búa, máy nén khí, búa tạ để phá dỡ.

+ Thông thường với nhà cấp 4 thì toàn bộ hệ thống mái và ngói lợp đã hư hỏng nên không còn vật liệu nào có thể tận dụng được. Vì vậy, khi tháo dỡ công trình đến đâu thì các vật liệu thải được cho lên xe tải có bạt che phủ để vận chuyển ra bãi thải của thành phố.

2. Đối với thi công tháo dỡ nhà mài bằng, nhà lầu…

+ Công nhân tiến hành tháo dỡ từng bộ phận của công trình từ trên xuống dưới, đối với nhà mái bê tông cốt thép dùng máy khoan hơi, máy khoan điện để đục phá các lớp bê tông ra thành từng ô sau đó dùng máy cắt để cắt cốt thép thành từng đoạn sao cho dễ dàng trong vận chuyển.

LƯU Ý: Đối với các dầm chính chịu lực của kết cấu mái sẽ được phá sau cùng khi mà các ô sàn đã được phá song theo đúng trình tự.

+ Đỗi với toàn bộ phần móng và phần bể ngầm của công trình tháo dỡ nhà cũ sẽ được tiến hành phá dỡ thủ công bằng máy khoan.

+ Thông thường với các công trình đập phá tháo dỡ nhà, nhà lầu,… thì hệ thống kết cấu khá chắc chắn nên trước khi thi công cần kỹ lương về phương án và thiết bị thi công (vì mỗi thiết bị đều có một ưu nhược điểm riêng của nó) để đem lại hiệu quả công việc và rút ngắn được thời gian thi công.

Gọi vận chuyển - phá dỡ